Tổng số lượt xem trang

An cung ngưu hoàng hoàn trị bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc chính hãng Đồng nhân Đường Chuyen trị các bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn loại đặc biệt hộp thiếc 1 viên

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

An cung ngưu hoàng hoàn điều trị tai biến mạch máu não

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều trị bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

Ngưu Thanh Tâm

Ngưu Thanh Tâm Trung Quốc chính hãng

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

An cung ngưu hoàng hoàn điều trị bệnh Đột quỵ não

An cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim.....
Là phương thuốc do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc), đại biểu trọng yếu của học phái ôn bệnh, sáng chế, được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện” nổi tiếng của ông với thành phần gồm: ngưu hoàng 1 lạng, uất kim 1 lạng, tê giác 1 lạng, hoàng cầm 1 lạng, hoàng liên 1 lạng, hùng hoàng 1 lạng, sơn chi 1 lạng, chu sa 1 lạng, mai phiến 2 tiền 5 phân, xạ hương 2 tiền 5 phân, trân châu 5 tiền. Tất cả tán bột thật mịn, dùng mật làm hoàn, mỗi hoàn 1 tiền, lấy vàng lá làm áo, bao sáp.

Giới thiệu thuốc An cung ngưu hoàng hoàn










Công dụng của An cung ngưu hoàng hoàn ra sao?

Theo dược học cổ truyền, An cung ngưu hoàng hoàn có công dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu, dục đàm. Chuyên trị ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bào, đàm nhiệt ủng bế tâm khiếu dẫn đến sốt cao phiền táo, thần hôn thiềm ngữ (hôn mê, rối loạn ngôn ngữ) hoặc thiệt kiển chi quyết (lưỡi rụt, tay chân giá lạnh), trúng phong khiếu bế, tiểu nhi kinh quyết thuộc đàm nhiệt nội bế.
Đây là một trong ba phương thuốc lương khai trọng yếu (lương khai tam bảo hay ôn bệnh tam bảo) cùng với chí bảo đan và tử tuyết đan, là một trong những dược vật cấp cứu hữu hiệu của Y học cổ truyền. “Cung” là chỉ tâm bào, tâm bào là cái màng ở ngoài bọc lấy tim; ôn nhiệt độc tà nội hãm, khi xâm phạm vào tâm, trước hết là tác động đến tâm bào. Nếu nhiệt tà quá thịnh sẽ làm nhiễu loạn thần minh mà dẫn đến tình trạng thần hôn thiềm ngữ. An cung ngưu hoàng hoàn có đủ khả năng thanh hóa đàm nhiệt nội hãm tâm bào, nhiệt thanh đàm hóa thì tâm thần tất an, vì thế mà gọi là “an cung”.
Trong phương, ngưu hoàng, tê giác và xạ hương có công dụng thanh tâm tả hỏa giải độc, dục đàm khai khiếu, tức phong định kính, là quân dược; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi thanh nhiệt tả hỏa giải độc; uất kim tán tà hỏa; mai phiến phương hương khứ uế, thông khai bế; chu sa, trân châu và vàng lá trấn tâm an thần; mật ong hòa vị điều trung.

Đim ni bt ca An cung ngưu hoàng hoàn

được dùng chủ yếu cho các chứng bệnh tai biến mạch máu não, cao huyết áp, viêm màng
não, liệt chân tay, tâm thần và chứng liệt ở mặt... Thành phần chính của vị thuốc này là
ngưu hoàng, trân châu, xạ hương, sừng tê giác cùng hơn 20 vị dược liệu quý khác..

Công dụng Đặc biệt của an cung ngưu hoàng hoàn

- An cung ngưu hoàng hoàn có công dụng giải nhiệt.
- Chống viêm tiêu thũng.
Công dụng trấn tĩnh và chống co giật của an cung ngưu hoàng hoàn.
Công dụng làm hồi tỉnh của an cung ngưu hoàng hoàn.
- Công dụng đối với hệ tim mạch có an cung ngưu hoàng hoàn.
Giao hàng min phí ti Hà Ni,


Xem thêm Video Hướng dẫn sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 để được tư vấn miễn phí
# Giao hàng toàn quốc, nhận hàng mới thanh toán.
-> Đọc thêm: Xu hướng trẻ hóa của bệnh đột quỵ não
Mời các bạn xem thêm:

Xu hướng trẻ hóa của bệnh đột quỵ não

Nhiều người nghĩ rằng chỉ người già hoặc người bệnh tim mạch, huyết áp mới nhưng căn bệnh này đang đe dọa cả người trẻ tuổi.
Đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng suy giảm chức năng thần kinh cấp tính do sự gián đoạn đột ngột cấp máu đối với một vùng não chuyên biệt. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư, có hai thể chính là: nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ, nhũn não) và vỡ mạch máu gây chảy máu ở não.

Đột quỵnão là gì?

Đột quỵ não là do vỡ mạch máu não hoặc mạch não bị tắc nghẽn do cục máu đông tại chỗ hoặc di chuyển từ nơi khác đến. Tình trạng tai biến này là hệ lụy của nhiều bệnh nội khoa khác như: Bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ (cục máu đông hình thành từ tim di chuyển đến não), bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu, hẹp động mạch cảnh (động mạch cổ), nhồi máu cơ tim, suy tim, dị dạng động tĩnh mạch não…

Đột quỵ não đang có xu hướng trẻ hóa 

Độ tuổi mắc đột quỵ não đang trẻ hóa

Đột quỵ não, theo ghi nhận trước đây, thường ở hai đầu của cuộc đời, tức là tuổi già (60-70 tuổi) và trẻ sơ sinh (40 ngày tuổi) do vỡ phình động mạch não. Hiện nay đột quỵ não có xu hướng tăng lên ở lứa tuổi trẻ hơn (lứa tuổi 20- 30).
Tại Ấn Độ, số bệnh nhân dưới 40 tuổi bị đột quỵ tăng từ 18% lên 32% trong tổng số bệnh nhân bị đột quỵ não. Tại Việt Nam, bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM ghi nhận bệnh nhân bị đột quỵ ở độ tuổi 20 tăng từ 1,7% lên 2,5% (trong tổng số bệnh nhân đột quỵ) trong vòng 3 năm. Tại các bệnh viện cũng đều ghi nhận ngày càng gặp nhiều ca đột quỵ não ở lứa tuổi 20-30.

Nguyên nhân vì đâu?

- Khi đời sống vật chất được nâng cao, chế độ ăn uống quá nhiều chất béo với hàm lượng cholesterol cao, dẫn đến xơ vữa động mạch ở người trẻ. Xơ vữa động mạch tại các mạch máu của não (hoặc nơi khác) hình thành nên cục máu đông làm tắc động mạch não gây nên đột quỵ não.
- Huyết áp cao cũng thường gặp hơn ở người trẻ tuổi. Đồng thời, áp lực cuộc sống, stress cũng là yếu tố nguy cơ làm cho tình trạng co thắt mạch máu não xảy ra thường xuyên hơn, từ đó có thể dẫn đến nhồi máu não, đột quỵ não.
Vì vậy, ở người trẻ tuổi cũng cần phải biết cảnh giác, có những hiểu biết về nguy cơ và biện pháp dự phòng đột quỵ não.

Yếu tố nguy cơ và dự phòng đột quỵ não

- Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của đột quỵ não, tăng huyết áp lâu dài gây tổn thương thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa, tạo huyết khối, tạo các vi phình mạch trong não… Để hạn chế yếu tố nguy cơ này cần theo dõi huyết áp định kỳ, nếu bị huyết áp cao cần kiểm soát tốt huyết áp duy trì huyết áp ở mức cho phép theo yêu cầu của bệnh viện.
- Các bệnh lý về tim: Các bệnh nhân bị rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, hở hẹp van 2 lá… dễ hình thành nên các cục máu đông trong buồng tim. Cục máu này được đẩy ra ngoại vi gây tắc các mạch máu nơi khác, nếu là ở não thì sẽ gây nên đột quỵ não.
- Các bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, người hút thuốc lá, sử dụng rượu bia vô độ là dễ bị đột quỵ não. Hơn ai hết, những đối tượng này cần phải biết cách phòng tránh và áp dụng các biện pháp ngừa đột quỵ.

Xem thêm Video Hướng dẫn sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 04.85886151 - 0986 122 292 để được tư vấn miễn phí
Mời các bạn xem thêm:

Những dấu hiệu bạn sắp đột quỵ mà không biết

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế ai cũng cần nắm vững cách phát hiện và xử lý căn bệnh này kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân.
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bộ bị ngừng trệ đột ngột. 



Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.
Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.
Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.
Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.
Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Thuc An cung ngưu hoàng hoàn điu hòa huyết áp

2. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

– Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
– Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
– Kiểm soát cholesterol trong máu.
– Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.
– Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.
– Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.
– Ổn định trọng lượng cơ thể.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Xem thêm Video Hướng dẫn sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 04.85886151 - 0986 122 292 để được tư vấn miễn phí
Mời các bạn xem thêm:

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ THUỐC AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN

1. ĐẠI CƯƠNG

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều trị đột quỵ

1.1. Định nghĩa.

Đột quỵ thiếu máu não là tình trạng đột ngột xuất hiện các khiếm khuyết thần kinh cục bộ và còn tồn tại trên 24 giờ. Nguyên nhân của đột quỵ thiếu máu não là do hệ thống mạch máu não bị tắc nghẽn dẩn đến việc làm giảm lưu lượng máu nuôi não, hậu quả là một phần não bộ bị thiếu máu và hoại tử.

1.2. Nguyên nhân:

- Bệnh lý động mạch lớn: được nghĩ đến nguyên nhân này khi có bằng chứng cho thấy tình trạng hẹp > 50% động mạch trong sọ hay ngoài sọ, được chẩn đoán dựa trên các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh học mạch máu như; siêu âm, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp mạch máu bằng kỹ thuật cắt lớp não vi tính, chụp mạch máu tiêu chuẩn.
- Thuyên tắc mạch máu não do huyết khối được tạo ra từ tim: thường gặp trên các bệnh lý tim mạch có khả năng tạo huyết khối như: rung nhĩ, bệnh van tim hậu thấp, suy tim EF < 30%, nhồi máu cơ tim gần đây.
- Bệnh lý mạch máu nhỏ: do tổn thương các mạch máu nhỏ nằm sâu trong não gây ra các tổn thương não dạng lổ khuyết có kích thước nhỏ hơn 1,5mm. Tuy nhiên, kích thước ổ nhồi máu không phải là yếu tố chắc chắn để chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý mạch máu nhỏ, cần lọai trừ nguyên nhân bệnh lý động mạch lớn, nguyên nhân thuyên tắc do huyết khối từ tim trước khi nghĩ đến nguyên nhân này.
- Các nguyên nhân ít gặp khác: bóc tách động mạch, huyết khối tĩnh mạch nội sọ, do thuốc, các rối loạn về huyết học...
- Nguyên nhân không xác định: khi bệnh nhân không tìm được yếu tố nguy cơ dù đã được tầm soát hoặc có > 2 yếu tố nguy cơ đều có khả năng gây đột quỵ.

2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN

2.1. Bệnh sử.

- Khởi phát đột ngột.
- Yếu liệt 1/2 người.
- Nói đớ, miệng méo.

2.2. Khám lâm sàng.

- Liệt VII trung ương, nói khó.
- Hội chứng liệt 1/2 người.
- Tê hay dị cảm tay và chân cùng bên.
- Rối loạn ngôn ngữ: mất ngôn ngữ Broca, mất ngôn ngữ Wernicke.
- Rối loạn thị giác: mất thị lực một hoặc hai bên, bán manh, góc manh.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Rối loạn tri giác: ngủ gà, lơ mơ, hôn mê.

2.3. Cận lâm sàng:

2.3.1. Cận lâm sàng thường quy:
Công thức máu, đông máu toàn bộ, đường huyết, điện giải đồ máu, chức năng thận, men gan, men tim.
Bilan lipid máu, tổng phân tích nước tiểu, điện tâm đồ, XQ ngực thẳng.
2.3.2. Cận lâm sàng chẩn đoán:
• Chụp điện toán cắt lớp sọ não (CT scan) không cản quang
Có thể thực hiện nhanh, phân biệt rõ giữa xuất huyết não với đột quỵ thiếu máu não.
Chỉ định:
+ Bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ nhập vào cấp cứu.
+ Khi muốn đánh giá tiến triển tổn thương não, hoặc khi phim CT scan não đầu tiên không phát hiện thương tổn não trong giai đoạn sớm.
• Chụp CT scan mạch máu não với thuốc cản quang (CTA) :
Giúp khảo sát hình ảnh của toàn bộ động mạch não nhằm phát hiện các bất thường như: hẹp, phình mạch hay bóc tách mạch nội sọ và ngoài sọ.
Chỉ định: Khi nghi ngờ có tình trạng bất thường tại các động mạch lớn trong sọ hay ngoài sọ.
Lưu ý: chống chỉ định đối với bệnh nhân suy thận và các trường hợp có tiền sử dị ứng với chất cản quang.
• Chụp công hưởng từ não (MRI):
MRI não không tiêm thuốc cản từ (các chuỗi xung T1, T2, T2 Flair, T2 Diffusion, T2 GRE + TOF 3D MRA).
Chỉ định:
+ Khi CT scan não không ghi nhận tổn thương hoặc hình ảnh tổn thương không tương ứng với lâm sàng.
+ Nghi ngờ nhồi máu não tuần hoàn sau.
• Siêu âm Doppler xuyên sọ (TCD):
Xác định các tình trạng hẹp, tắc mạch máu hoặc tái thông tại các mạch máu trong sọ, và được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não.
• Siêu âm duplex động mạch vùng cổ:
Xác định tình trạng tắc, hẹp động mạch cảnh và cột sống đoạn ngoài sọ.
• Siêu âm tim:
Xác định các bất thường tại tim có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ.
2.3.3. Các cận lâm sàng chọn lọc khác:
• Sàng lọc độc chất.
• Nồng độ cồn trong máu.
• Các xét nghiệm về thai nghén.
• Khí máu động mạch (nếu nghi ngờ giảm oxy máu).
• Chọc dịch não tủy (nếu nghi ngờ xuất huyết dưới nhện mà không thấy xuất huyết trên CT).
• Điện não đồ (nếu nghi ngờ động kinh).

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định.
Lâm sàng (bệnh cảnh đột ngột, khiếm khuyết thần kinh cục bộ) + hình ảnh học (CT scan sọ não, MRI não).
3.2. Chẩn đoán phân biệt.
• Động kinh.
• Đau đầu Migrain.
• Ngất.
• Hạ đường huyết.
• Bệnh não do rối loạn chuyển hóa.
• Khối u hệ thống thần kinh trung ương.
• Viêm não herpes.
• Máu tụ dưới màng cứng.
• Bệnh lý chèn ép thần kinh ngoại biên.
• Liệt Bell (liệt dây thần kinh VII ngoại biên).
• Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV).
• Rối loạn tâm thần.

4 ĐIỀU TRỊ

Gồm điều trị giai đoạn cấp, xử trí nhồi máu não trở nặng và điều trị phòng ngừa thứ phát.
4.1. Điều trị giai đoạn cấp
4.1.1. Mục đích:
• Tái thông động mạch và thiết lập lại tuần hoàn.
4.1.2. Điều trị đặc hiệu
4.1.2.1. Dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch
• Chỉ định và chống chỉ định: (xin xem phụ lục).
• Tiến hành điều trị
TPA (Alteplase) liều 0,6 - 0,9 mg/kg, tổng liều tối đa 90 mg.
- 10% liều thuốc bolus tĩnh mạch trong 1 phút.
- 90% liều thuốc còn lại truyền TM trong 1 giờ.
• Theo dõi sau điều trị
- Bệnh nhân được theo dõi tại đơn vị đơn vị đột quỵ.
- Đánh giá chức năng thần kinh mỗi 15 phút trong thời gian truyền tPA và mỗi 30 phút trong 6 giờ, rồi mỗi 1 giờ trong 24 giờ kể từ khi điều trị.
- Nếu bệnh nhân xuất hiện đau đầu, nôn ói, tăng huyết áp cấp hoặc có xuất huyết da niêm: dừng truyền tPA (nếu còn đang truyền) và chụp lại CT-scan sọ cấp cứu (kiểm tra xem có biến chứng xuất huyết não hay không) và xét nghiệm chức năng đông máu.
- Đo huyết áp mỗi 15 phút trong 2 giờ, sau đó mỗi 30 phút trong 6 giờ, và sau đó mỗi giờ trong 16 giờ. Nếu huyết áp tâm thu (HATT) > 180 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) > 105 mmHg. Cần dùng:
+ Truyền Nicardipin 5 mg/giờ, chỉnh liều 2,5 mg/giờ trong 5-15 phút, liều tối đa là 15 mg/giờ; cho đến khi đạt huyết áp mong muốn (HATT < 185 mmHg, hoặc HATTr < 110 mmHg). Kiểm soát huyết áp mục tiêu trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng tPA.
- Các thủ thuật như đặt sonde dạ dày, sonde tiểu nên được trì hoãn lại.

4.1.2.2. Điều trị can thiệp nội mạch

Chỉ định
- Bệnh nhân nhập viện trong cửa sổ 0 - 4,5 nhưng có chống chỉ định với tiêu sợi huyết tĩnh mạch.
- Bệnh nhân thất bại với tiêu sợi huyết tĩnh mạch (khi các triệu chứng thần kinh không cải thiện trên lâm sàng và có bằng chứng tắc mạch trên hình ảnh học).
- Bệnh nhân nhập viện trong cửa sổ thời gian 4,5 - 6 giờ tính từ lúc khởi phát triệu chứng đột quỵ
Chống chỉ định
- NIHSS > 30 hoặc hôn mê.
- Triệu chứng thần kinh cải thiện nhanh chóng trước thời điểm điều trị.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang.
- Tăng huyết áp với HATT > 180 mmHg hoặc HATTr > 105 mmHg chưa được kiểm soát tốt.
- Đang dùng kháng đông với INR > 3.0.
- Tiểu cầu < 30.000.
- Đường huyết < 50 mg/dL.
- Giải phẫu mạch máu không thuận lợi cho can thiệp nội mạch.
- Thời gian sống còn ước tính < 90 ngày (do mắc các bệnh lý mạn tính nặng hay ác tính).
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng hưởng từ não có hình ảnh xuất huyết não, hiệu ứng choán chỗ hoặc u nội sọ (trừ u màng não nhỏ).
- Chụp hình mạch máu não có bằng chứng cho thấy bóc tách động mạch cảnh, tắc nghẽn mãn tính hoàn toàn động mạch cảnh đoạn cổ.
♦ Tiến hành điều trị
- Can thiệp lấy huyết khối tại đơn vị chụp mạch máu xóa nền.
- Bệnh nhân sau can thiệp mạch máu sẽ được đưa vào đơn vị chăm sóc tích cực thần kinh trong vòng 24 giờ, theo dõi thần kinh và tim mạch liên tục, không dùng bất kì thuốc kháng đông, chống kết tập tiểu cầu hay thuốc tiêu sợi huyết khác trong thời gian này.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não nếu tình trạng lâm sàng diễn tiến xấu đi, hoặc nghi ngờ biến chứng xuất huyết não.
- Sau 24 giờ, đánh giá tình trạng tái thông mạch máu não bằng MRI não, MRA , CTA hoặc siêu âm xuyên sọ. Đánh giá tình trạng thần kinh theo thang điểm NIHSS, mức độ phục hồi vận động theo thang điểm Rankin hiệu chỉnh. Tất cả bệnh nhân sau khi loại trừ xuất huyết não, tùy thuộc nguyên nhân sẽ đươc dùng thuốc kháng đông hay thuốc chống kết tập tiểu cầu.

4.1.3. Điều trị tổng quát

4.1.3.1. ABCs
- Đảm bảo đường thở thông thoáng (A), thông khí đầy đủ (B), và tuần hoàn ổn định (C).
- Thở Oxy khi có thiếu Oxy, cụ thể khi SpO2 <92%, mục tiêu giữ SpO2 từ 95-100%.
4.1.3.2. Chỉ định nội khí quản
- Thiếu Oxy, suy hô hấp, rối loạn nhịp thở.
- Hôn mê, nguy cơ hít sặc cao.
Không điều chỉnh hạ huyết áp trong giai đoạn cấp (24 giờ đầu tính từ lúc khởi phát triệu chứng), trừ khi:
- Bệnh nhân được điều trị bằng tPA, hoặc
- Bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp cấp (suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, bệnh não do tăng huyết áp, phình động mạch chủ bóc tách ...), hoặc
- Huyết áp tâm thu > 220 mmHg hoặc tâm trương > 120 mmHg.
Nếu cần điều trị tăng huyết áp, xem xét dùng các thuốc hạ áp tĩnh mạch tác dụng ngắn như nicardipine hoặc labetalol để dễ dàng chỉnh liều phù hợp, với mục tiêu giảm 10-15% trị số huyết áp; không dùng nifedipine nhỏ dưới lưỡi.
Ở bệnh nhân có tụt huyết áp (hiếm gặp), cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân, khi cần có thể dùng vận mạch.

Xem thêm Video Hướng dẫn sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 04.85886151 - 0986 122 292 để được tư vấn miễn phí
Mời các bạn xem thêm:

Chữa tai biến mạch máu não và thuốc An cung ngưu hoàng hoàn

Đột quỵ não hoặc cơn tai biến mạch máu não do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong.
Đột quỵ não là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển. 80% các rối loạn thần kinh trong một bệnh viện đa khoa là do bệnh mạch máu não, tai biến chủ yếu của bệnh mạch máu não là đột quỵ não


Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim, ở Mỹ đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hội nghị đột quỵ châu Âu (1997) xác định “Tàn phế do đột quỵ đứng hàng đầu trong các loại bệnh”.
Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Dự báo tới năm 2025 ở Mỹ sẽ có khoảng 18,7% dân số mắc đột quỵ (Gorelick, 2002).
- Đột quỵ thiếu máu não: là dạng phổ biến của đột quỵ, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp vữa xơ động mạch.
- Đột quỵ chảy máu não: ít phổ biến hơn, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Các dấu hiệu báo động đột quỵ não (một hoặc các dấu hiệu)
- Đột ngột tê dại, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể.
- Nói hoặc lĩnh hội khó khăn.
- Đột nhiên nhìn mờ, giảm, hoặc mất thị lực một hoặc cả hai mắt
- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác
- Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân.
Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.
Tuy đột quỵ não là một bệnh nặng nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm những yếu tố nguy cơ không thế tác động được như tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ có thể tác động được. Chúng ta điều trị dự phòng đột quỵ não hiệu quả khi chúng ta điều trị các yếu tố nguy cơ trong nhóm tác động được. Các yếu tố này bao gồm:
- Tănghuyết áp động mạch:ở tất cả các khu vực đã được nghiên cứu trên thế giới, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ
- Đáitháo đườngđây là yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ.
- Các bệnh tim: Rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, phình thành thất trái, bệnh cơ tim, canxi hóa vòng van hai lá, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ thiếu máu não. Trong các yếu tố trên, rung nhĩ là nguy cơ quan trọng nhất và là yếu tố có thể điều trị dự phòng được.
-Tăng lipid máu:Tăng lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng của vữa xơ động mạch và nguy cơ này sẽ được giảm một cách có ý nghĩa khi đưa lipid máu trở về bình thường.
- Hút thuốc lá:Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ nhất là đối với đột quỵ nhồi máu não. Thuốc lá làm giảm nồng độ HDL trong máu, gây tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch, tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển.
- Nghiện rượu:Ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính đều là các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ nhất là đối với đột quỵ não
- Taibiến thiếu máu não thoảng qua và đột quỵ cũ: Thiếu máu não thoảng qua phải được chẩn đoán và điều trị tốt để dự phòng đột quỵ thiếu máu não thực sự. Thiếu máu não thoảng qua càng xuất hiện nhiều lần khả năng xuất hiện đột quỵ càng lớn.
Béo phì:Một số nghiên cứu của Bắc Mỹ và châu Âu cho thấy béo phì, riêng nó cũng là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quỵ.
Hẹp động mạch cảnh: Bệnh vữa xơ động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân chính của nhồi máu não trên lâm sàng.
Ảnh hưởng của thói quen và các yếu tố sinh hoạt
Bao gồm chế độ ăn không hợp lý dẫn đến bệnh lý tim mạch, béo phì, đái tháo đường; lười vận động, stress, các cơn nghiện cấp tính.
Các yếu tố đông máu: Cơ chế của nó là do ảnh hưởng tới quá trình tăng kết dính tiểu cầu cũng như có vai trò trực tiếp trong quá trình tạo thrombin.
Homocysteine:Đây là sản phẩm chuyển hoá của axit amin methyonin liên quan tới vitamin B6, vitamin B12 và axit folic. Các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy tăng hemocysteine và các sản phẩm chuyển hoá của methyonin với tăng nguy cơ của đột quỵ. Như vậy khi các nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ không tìm thấy cần tìm yếu tố hemocysteine. Điều trị vitamin B6, B12 và axit Folic làm giảm hemocysteine do nó methyl hoá chất này thành methyonin.
Sử dụng thuốc phiện và các dẫn chất của nó
Tất cả những lạm dụng thuốc có chứa cocain, heroin, amphetamin, LSD, đều làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ. Tai biến này có thể xảy ra ngay sau lần dùng đầu tiên do ngộ độc cấp hoặc xảy ra do ngộ độc mãn.
Bệnh đột quỵ não có thể điều trị dự phòng được khi chúng ta thay đổi lối sống tĩnh tại ít vận động bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi (HDL – C), giảm cholesterol có hại (LDL – C), do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau:
- Kiểm soát huyết áp
- Có ý thức với mạch không đều (rung nhĩ), có thể là nguyên nhân xảy ra đột quỵ khác nữa.
- Không hút thuốc
- Kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường
-  Ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp
-  Hạn chế uống rượu
-  Tập luyện thường xuyên
-  Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn
-  Không ăn quá mặn
-  Nếu dùng thuốc tránh thai, cần thông báo với bác sĩ để theo dõi.
Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế và khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là cảm mạo, làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.
Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh.
Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình. Trên thế giới hiện nay đã thấy được tầm quan trọng của xử trí sớm đúng phác đồ đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn phế của các bệnh nhân đột quỵ. Việc ra đời các đơn vị đột quỵ não, các trung tâm đột quỵ não đã đáp ứng được yêu cầu cấp cứu đột quỵ não có chất lượng và hiệu quả cao.

NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NGÀY NAY

Điều trị đột quỵ phải đạt được mục đích” Tránh tàn phế mà không gây tử vong”.
Điều trị tổng hợp
- Như đã biết, vấn đề tuần hoàn máu là quan trọng đầu tiên, ở vùng này, mạch máu giãn tối đa do cơ chế bảo vệ tự động (thành mạch mất chức năng do thiếu ôxy, nhiễm toan). Bởi vậy, chỉ số bơm máu lên não phụ thuộc vào HA động mạch. Nếu HA bị hạ đột ngột hoặc bị hạ nhiều sẽ gây giảm áp lực bơm máu vùng tranh tối – tranh sáng, gây chết tế bào vĩnh viễn. Do vậy, huyết áp nên giữ ở mức cao hợp lý.
Tìm và giải quyết nguyên nhân gây huyết áp thấp (thuốc, khối lượng thải ra, suy thất trái, bệnh thần kinh…)
- Cần ngừng, giảm các thuốc có thể là nguyên nhân gây hạ HA
- Điều trị suy thất trái, thiếu máu
- Loại bỏ lợi niệu và alpha – betablocker
- Loại bỏ sự mất nước…
- Bù đủ khối lượng dịch, máu căn cứ theo các xét nghiệm
Phù não xuất hiện 3 giờ sau khi tắc mạch và tiến tới tối đa trong 24 giờ, tồn tại và lan toả trong 72 giờ. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm:
- Kê đầu giường cao 25 – 30 độ
- Hạn chế kích thích
- Hạn chế dịch truyền
- Tăng thông khí, PCO2 đạt 25 – 35 mmHg (ngay lập tức)
- Phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu
- Thuốc:
+ Manitol 20%, dùng1g/kg, tĩnh mạch trong 5-30 phút, nhắc lại: 0,25 -0,5g/kg mỗi 2 – 6 h (dùng ngay sau 30 phút)
+ Glyxerol 40%, 0,25 – 1g/kg, mỗi 4 – 6h, dùng sau khởi phát 8 – 12h, dùng toàn bộ 24 – 48 h.
+ Lợi tiểu (furosemid) có thể cho với các tác nhân tăng thẩm thấu nhất là suy tim.
Khuyến cáo, không dùng glucoza dưới bất cứ hình thức nào trong đột quỵ.
Duy trì đường máu hợp lý: Các tác giả khuyên nên giữ glucoza máu ở mức < 160 – 180 mg% hoặc 5,5 – 8 mmol/lít.
Lưu thông đường thở: Ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối – tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2 -3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược.
Giảm thân nhiệt: Sẽ làm giảm nhu cầu chuyển hoá các nơron, tăng sức chịu đựng của nơron với sự giảm ôxy tới 20 – 30%. Nên giữ nhiệt độ phòng khoảng 22 – 26 oC.
Tăng cường chuyển hoá, nuôi dưỡng Nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Điều trị đặc hiệu (Chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não)

Các thuốc chống kết tập tiểu cầu (anti platelet agents)
Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch (tiêu biểu là aspirin). Là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch. Nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chẩy máu và không có hiệu quả trên fibrinogen hoặc độ nhớt máu.
Liều dùng – Aspirin, 100 mg/24 giờ (châu Âu)
325 mg ở Bắc Mỹ
500- 1500 mg ở Nam Mỹ
- Ticlopidin, 200 mg, an toàn hơn aspirin, hiệu quả tương tự aspirin, nhưng đắt tiền, thịnh hành ở Nam Mỹ, vẫn có nguy cơ chảy máu và có tác dụng lên fibrinogen khoảng 10%.
- Clopidogrel (Plavix, 75mg/24h) đỡ tác dụng kích thích đường tiêu hoá hơn aspirin.
- Aspirin + Dipyridamol (100mg + 200mg), có hiệu quả tương tự clopidogrel, tác dụng gấp đôi aspirin, ít tác dụng phụ hơn aspirin.
Mục đích làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông giầu fibrin trong đột quỵ cấp tính, không có hiệu quả trên fibrinogen và độ nhớt máu. Tiêu biểu có các loại sau:
¨  Heparin, heparin trọng lượng phân tử thấp (điều trị giai đoạn cấp, bán cấp).
¨  Warfarin, coumadin, lovenox, điều trị dự phòng, tiêm dưới da.
Làm giảm fibrinogen do khi đưa vào tĩnh mạch sẽ biến đổi plasminogen thành plasmin, plasmin có khả năng thuỷ phân fibrin, fibrinogen và các protein đông huyết tương khác làm tiêu cục huyết khối gây tắc mạch nguyên phát hoặc thứ phát. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 6 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy phòng tai biến chảy máu ồ ạt. Tiêu biểu có các loại sau:
¨  rtPA( tissue plasminogen activator), thuốc này thịnh hành ở Mỹ.
¨  Streptokinaza, urokinaza, dùng từ 3 – 6 giờ sau khởi phát đột quỵ
¨  Ancrod: Chiết xuất từ nọc độc của loài rắn ở Mã lai, có tác dụng giáng hoá fibrinogen, giảm độ quánh của máu và tăng lưu lượng dòng máu tuần hoàn.
Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh (Neuro protection)
Các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát.
¨ Các yếu tố tăng dinh dưỡng thần kinh:
Do tác động kích thích mọc sợi trục, sợi gai nơron thần kinh. Cerebrolysin được coi là điều trị “bổ sung “ lý tưởng cho bệnh nhân đột quỵ.
¨ Tác động lên vi tuần hoàn của mô bị thiếu máu, từ đó tác động chuyển hoá, tác động hướng thần kinh, dẫn truyền thần kinh. Tuỳ từng loại mà tác động này hoặc khác trội lên. Tiêu biểu có các loại sau:
+ Hoạt chất Ginkgobiloba (tanakan và các chế phẩm)
+ Bufflomedilchlohydrat (fonzilane)
+ Almitrine – raubasine (duxil), piracetam, stugeron, cavinton.
¨  Tác dụng lên chất trung gian tổng hợp chuyển hoá acetylcholin và photpholipid (chất cấu tạo chính lên tế bào thần kinh và dẫn truyền xung động thần kinh) như Citicolin
-  Kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da
-  Giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch
-  Nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp
-  Điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại
-  Kỹ thuật khai thông động mạch
-  Kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật
-  Kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị
Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của đột quỵ não, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.
Xem thêm Video Hướng dẫn sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn 
Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 04.85886151 - 0986 122 292 để được tư vấn miễn phí
Mời các bạn xem thêm: