Tổng số lượt xem trang

An cung ngưu hoàng hoàn trị bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc chính hãng Đồng nhân Đường Chuyen trị các bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn loại đặc biệt hộp thiếc 1 viên

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

An cung ngưu hoàng hoàn điều trị tai biến mạch máu não

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều trị bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

Ngưu Thanh Tâm

Ngưu Thanh Tâm Trung Quốc chính hãng

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Định nghĩa và các dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi một phần của não mất nguồn cung cấp máu và ngừng hoạt động. Điều này gây ra một phần cơ thể mà não bị thương kiểm soát để ngừng làm việc.
Một cơn đột quỵ cũng được gọi là tai biến mạch máu não, CVA, hoặc "não tấn công".

Các loại đột quỵ  bao gồm:

Đột quỵ thiếu máu cục bộ (một phần của não mất máu)
Đột quỵ xuất huyết (xuất huyết xảy ra trong não)
Thiếu máu cục bộ thoáng qua, TIA, hoặc ministroke (Các triệu chứng đột quỵ giải quyết trong vài phút, nhưng có thể mất đến 24 giờ mà không cần điều trị. Đây là một dấu hiệu cảnh báo rằng đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai gần.
Đột quỵ là một trường hợp khẩn cấp về y tế. Cá nhân bị ảnh hưởng, gia đình, bạn bè hoặc người ngoài cuộc cần gọi số 115 (hoặc bệnh viện gần nhất) để tiếp cận chăm sóc khẩn cấp.
Từ khi xuất hiện các triệu chứng, chỉ có một khoảng thời gian từ 3 đến 4 tiếng rưỡi để sử dụng các thuốc giảm huyết khối để cố gắng khôi phục nguồn cung cấp máu cho phần bị ảnh hưởng của não.

Hãy nhớ FAST nếu bạn nghĩ ai đó có thể bị đột quỵ:

F: Mặt rủ xuống
A: Điểm yếu của cánh tay
S: Khó khăn nói
T: Thời gian gọi 115
Nguyên nhân của đột quỵ bao gồm thiếu máu (mất máu) hoặc xuất huyết (chảy máu) trong não xảy ra.
- Những người có nguy cơ bị đột quỵ  bao gồm những người có huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường
- Những người hút thuốc. Những người bị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung tâm nhĩ cũng có nguy cơ.
Đột quỵ được chẩn đoán bằng các triệu chứng, tiền sử, xét nghiệm máu và hình ảnh của bệnh nhân.
Bạn có thể ngăn đột quỵ bằng cách bỏ hút thuốc, kiểm soát huyết áp, duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn uống lành mạnh, và tập thể dục đều đặn.
Dự đoán và hồi phục cho một người bị đột quỵ  phụ thuộc vào vị trí của tổn thương não.

>> Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
>> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Cách dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn chữa đột quỵ và một số lưu ý khi dùng

Thành phần An Cung Ngưu Hoàng Hoàn: Ngưu hoàng, bột sừng trâu , xạ hương, trân châu (ngọc trai), chu sa, hùng hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến.

Tính trạng: Sản phẩm này là một viên hoàn lớn hoặc viên huàn lớn có lớp vỏ màu vàng, sau khi bỏ lớp vỏ màu vàng là màu vàng cam đến nâu đỏ; mùi thơm, vị đắng.




Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu. Dùng trong sốt, tà nhập tâm bào, sốt cao hôn mê, mê sảng; trúng phong hôn mê, viêm não, viêm màng não, bệnh não do trúng độc, xuất huyết não, chứng bại huyết (tiêu huyết) gặp ở những người mắc các chứng nêu trên.

Quy cách: mỗi viên hoàn 3g.

Phương pháp sử dụng: Uống 1 viên x 1 lần/ngày. Trẻ em dưới 3 tuổi ¼ viên; trẻ em 4-6 tuổi ½ viên x 1 lần/ngày.

Phản ứng phụ: Hạ thân nhiệt, dị ứng.

Cấm kỵ: Hiện tại không có.


Xem thêm Video An cung ngưu hoàng hoàn

Những lưu ý khi dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Trung Quốc

1) Thuốc này dùng trong trường hợp hôn mê nhiệt bế; không được dùng trong hôn mê hàn bế.
2) Thuốc này có chứa xạ hương, hương thơm khuếch tán, làm thương tổn thai vì vậy thai phụ dùng thận trọng
3) Trong thời kỳ uống thuốc, cần ăn uống thanh đạm, kỵ thức ăn cay và chất béo, để tránh sinh đàm.
4) Thuốc này có chứa chu sa, hùng hoàng, không dùng quá liều hay lâu dài; người có công năng gan thận kém dùng thận trọng.
5) Trong khi điều trị, nếu xuất hiện da lạnh, sắc mặt trắng, vã mồ hôi lạnh, mạch suy là lúc bế chứng biến thành thoát chứng, phải ngừng uống.
6) Những người hôn mê sốt cao, trúng phong hôn mê…khó uống thuốc thì dùng thuốc qua ống đường mũi.
7) Thai phụ, người cho con bú, trẻ em, người già dùng thuốc này theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
8) Vận động viên và người có thể chất dị ứng dùng thận trọng
9) Trẻ nhỏ uống thuốc, bắt buộc dưới sự giám sát của người lớn.
10) Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, xin vui lòng tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng sản phẩm này.
1    11)  Trước khi uống, phải bóc bỏ vỏ sáp, nhựa và giấy bóng kính, không được nuốt cả viên thuốc chưa bóc vỏ.

      Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
      Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 
      Đọc thêm: Phòng bệnh và chữa bệnh theo cách ăn uống nguyên tắc âm dương
      Mời các bạn xem thêm:

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Phòng Bệnh và Chữa Bệnh Theo Cách Ăn Uống Nguyên Tắc Âm Dương

Hướng Dẫn Cách Ăn Uống Theo Nguyên Tắc Âm Dương


Nhằm giúp quý vị nội trợ biết thức ăn, thức uống nào Âm hay Dương chúng tôi xin nêu dưới đây một số thức ăn thông thường ở gia đình với đặc tính Âm Dương của nó. Cách phân chia này là kết quả của sự nghiên cứu lâu dài trên thực tiễn của chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi có tham khảo thêm cách phân chia của GS OSHAWA và cách phân chia thực phẩm theo Tây y, tuy nhiên ngoài nhiều điểm chúng tôi nhất trí với GS OSHAWA, có một số điểm chúng tôi đánh giá khác hẳn. 


Dưới đây là Bảng phân loại thực phẩm theo Âm Dương Hàn Nhiệt (Hàn, Nhiệt là biểu hiện của Âm Dương) do chúng tôi nghiên cứu trong hơn 20 năm qua. Vì khuôn khổ của bài viết ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số thực phẩm thông thường chứ không ghi đầy đủ tất cả các loại thực phẩm cũng như không ghi đầy đủ các tiêu chuẩn để đánh giá biết thực phẩm nào Âm hay Dương, Lạnh hay Nóng được. Mong bạn đọc thông cảm. 
Tuy nhiên căn cứ vào bảng phân loại này và bảng phân loại triệu chứng Âm Dương Hàn Nhiệt dưới đây, các bạn cũng sẽ biết mình thuộc tạng (bệnh) nào và biết được thức ăn, thức uống nào mát, lạnh (hàn) hay ấm, nóng (nhiệt) để từ đó chọn thức ăn thích hợp với cơ thể mình lúc ăn uống ngỏ hầu bảo vệ được sức khỏe (Ẩm Thực Dưỡng Sinh).
Quy tắc áp dụng thông thường để ít bị bệnh là làm sao cho cơ thể được quân bình âm dương tức là nóng lạnh trong cơ thể đừng chênh lệch nhau quá nhiều. 
Cụ thể là người tạng Hàn hoặc bệnh Hàn thì tránh ăn, uống các thức ăn có tính lạnh.
Người tạng Nhiệt hoặc bệnh Nhiệt thì tránh ăn (uống) các thức ăn có tính nóng. 
Ngoài ra còn phải biết ăn uống có điều độ. Ăn uống quá độ và bừa bãi rất đễ sinh ra bệnh tật. Tuy nhiên mọi phân loại dù sao cũng có tính tương đối mà thôi. Vì thực tế việc trị bệnh không phải đơn giản. 
Đa số trường hợp bạn có thể sử dụng bảng phân loại này một cách có hiệu quả. Nhưng cũng có trường hợp khá nhức tạp ngoài sự hiểu biết của các bạn.  Khi đó các bạn cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. 
Chúc các bạn gặt hái được nhiều kết quả sau khi nghiên cứu bài viết này của chúng tôi. Sau cùng mong được sự góp ý của các bạn để cho bảng phân loại thức ăn ngày càng hoàn chỉnh và chính xác hơn. Vì “Người ta có thể biết ít, biết nhiều chứ không ai có thể biết đủ”. 

ÂM CHỨNG     

1. Thường cảm thấy lạnh, hay ớn lạnh, sợ nước.     
2. Thường ít khát nước (hay uống nóng).       
3. Thường ngủ sớm (dở thức khuya).    
4. Thường ngủ nhiều (dễ ngủ).     
5. Thường ăn ít, kém ăn.      
6. Thường chậm tiêu. 
7. Thường tiêu chảy, phân mềm, tiểu trong, nhiều. 
8. Thường yếu kém về tình dục.   
9. Hay nằm, ngồi, lười biếng.       
10. Da mềm, lạnh (mát) xanh.      
11. Mạch chậm, yếu, chìm, nhỏ.  
12. Huyết áp thường thấp.   

DƯƠNG CHỨNG

1.  Thường cảm thấy nóng, hay bứt rứt trong người, không sợ gió, sợ lạnh:  thích gió.
2. Thường khát nước (hay uống lạnh).
3. Thường thức khuya (giỏi thức khuya).
4.  Thường ngủ ít (mất ngủ).
5. Thường ăn nhiều, ngon miệng.
6.  Thường mau tiêu.
7.  Thường táo bón, kiết, tiêu vàng, đỏ, gắt (đái láo). Đái vắt.
8.  Mạnh về tình dục.
9.  Hay đi, đứng, siêng năng.
10.  Da cứng, ấm (nóng), hồng.
11.  Mạch nhanh, nổi to.
12.  Huyết áp thường cao.

BẢNG CHẨN ĐOÁN ÂM TẠNG – DƯƠNG TẠNG


DẤU HIỆU ÂM TẠNG
1) Da tái xanh, nhợt nhạt, mịn màng, bủng, mỏng.
2) Mình mát, tay chân lạnh.
3) Da thịt mềm nhão, ít lông, lỗ chân lông nhỏ.
4) Xương cốt thường nhỏ nhắn, yếu mềm.
5) Tóc mềm, nhỏ sợi – đôi khi quăn – mày lợt.
6) Ánh mắt nhu hòa, êm dịu, kín đáo.
7) Tiếng nói êm ái, chậm chạp, nhỏ nhẹ.
8) Cử điệu chậm, đi đứng chậm, phản ứng chậm, ăn uống chậm.
9) Lãnh đạm, tiêu cực, thụ động, kém hăng hái, nhiệt tình.
10) Ít ăn các thức Cay, Mặn, Hăng, Nồng, Sống.

DẤU HIỆU DƯƠNG TẠNG

1) Da hồng hào, sậm màu, sần sùi, săn chắc, dầy.
2) Mình ấm nóng, tay chân ấm áp.
3) Da thịt chai cứng, nhiều lông, lỗ chân lông lớn.
4) Xương cốt thường to lớn, cứng chắc
5) Tóc cứng, to sợi, thường thẳng, mày đậm.
6) Ánh mắt mạnh mẽ, sỗ sàng, lộ liễu.
7) Tiếng nói rổn rảng, nhanh, mạnh.
8) Cử điệu lanh lẹ, đi đứng nhanh, phản ứng nhanh, ăn uống nhanh.
9) Nhiệt tình, tích cực, năng động, hăng hái.
10) Hay ăn các thức Cay, Mặn, Nồng, Sống.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÍNH MÁT HOẶC LẠNH (THUỘC ÂM) 

CỐC LOẠI Gạo trắng
RAU, ĐẬU, CỦ Cà tím, cà chua, đậu Haricot vert, đậu đũa, dưa leo, mướp, khổ qua, dưa gang, củ sắn, Artichaut, giá, nấm, rau xà lách, rau sam, mồng tơi, khoai lang, khoai tây, khoai tím, khoai từ, đậu petit bois, đậu xanh, đậu nành, rau muống, bầu, bí đao, rau dền, lá khoai lang (rau lang), rau cần, rau má, rau đắng, trái su, cải bắp, lá mơ, củ sắn, củ dền.
TRÁI CÂY Đu đủ, cam, chanh, chuối xiêm, me, dưa gang, lê, nho, bứa, đào, đào lộn hột, thanh long, măng cụt, bưởi, khế, lựu, anh đào, táo, dừa, mãng cầu xiêm, dâu, dưa hấu, dưa hường, dưa vàng.
SỮA - TRỨNG Sữa chua (yaourt/yogurt), sữa trâu, trứng vịt, trứng vịt lộn.
THỊT Trâu, heo, gà ác, vịt.
THỦY SẢN Lươn, cá thờn bơn (cá lưỡi trâu), cá thác lác, cá trê, cá xạo, cá bống, cá chạch, cá kèo, cá mè, cá tra cá vồ, cá bông lau, cá dứa, cá hồng, cá chốt, cá ngác, rắn, ba ba, rùa, ốc bươu, ốc lác, ếch nhái, cóc, nghêu, sò hến.
DẦU ĂN Dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương.
THỨC UỐNG Nước đá, nước đá lạnh, nưóc đá trà, nước sâm, trà Thái Nguyên (chè Bắc, trà tươi, trà Huế trà lài, trà Sói, trà Sâm, trà Vối, Nước Seven up, rượu chat, Cognac, Champagne, bia, nước mơ, nước tắc (trái quất), bột sắn.
NƯỚC GIA VỊ Nước tương, dấm thanh, dấm tiêu, tàu vi yểu (hắc xì dầu).
GIA VỊ Dưa cải, dưa giá, dưa leo ướp chua, dưa cà pháo.
CHẤT NGỌT Đường phèn, đường thốt nốt, đường cát mỡ gà, đường cát đen.
CHẾ BIẾN Nấu canh, luộc, hầm (ninh, tần), đun (chưng) cách thủy, ướp chua, phơi sương.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÍNH ẤM HOẶC NÓNG (THUỘC DƯƠNG)


CỐC LOẠI Gạo lức, bắp nếp, bo bo.
RAU, ĐẬU CỦ Củ cải trắng, cà rốt, cà bát, cà pháo, rau cúc tần (tần ô), rau om, rau răm, rau húng cây, rau húng lũi, ngò gai, bắp chuối, thì là, húng chanh (tần dầy lá). Kinh giới, xà lách son (cresson), đậu ván, đậu ngự, đậu đen, đậu đỏ, bí đỏ, bí rợ, măng tre, hẹ, gừng, nghệ, riềng, tỏi củ nén.
TRÁI CÂY Thơm (dứa), khóm… sầu riêng, mít, vải, nhãn, na (mảng cầu ta). Xoài, sapôche (hồng xiêm), quit, hồng, vú sữa, chuối già (chuối tiêu), chối cau, ổi, chôm chôm, lê-ki-ma (quả trứng gà).
SỮA VÀ CÁC THỨC ĂN LÀM BẰNG SỮA TRỨNG Sữa bò, sữa dê, bơ (butter), phó-mách (fromage), cheese các loại.
TRỨNG Trứng gà, trứng ngỗng, trứng cút.
THỊT Thỏ, dê, bò, ngựa, chó, gà, cừu, chim sẻ, bồ câu, ngỗng, gà tây.
THỦY SẢN Tôm càng, tôm hùm, tôm tích, tôm thẻ, tép, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá tai tượng, cá trắm cỏ, cá chim, cá lóc, cá lóc bong, cá rô, cá nục, cá bạc má, cá chẽm, cá chày, cá cam, cá lòng tong, cá hú.
DẦU ĂN Dầu olive, dầu dừa, đậu phọng, dầu cá.
THỨC UỐNG Coca-cola, Pepsi-cola, tribeco, café, cacao, rượu mạnh (rượu đế, Whisky), sirô, trà sen (loại trà có ướp mùi hương sên nhân tạo), trà Lipton, nước khoáng, Soda.
NƯỚC GIA VỊ Nước mắm, nước muối.
GIA VỊ Hành, tiêu, tỏi, ớt, muối hột, muối bột, bột ngọt (mì chính), dưa kiệu, dưa hành, dưa tỏi, kim chi (của Đại Hàn), dưa chua.
CHẤT NGỌT Đường cát trắng, mật ong, đường hóa học.
CHẾ BIẾN Nướng, phơi khô, ướp muối, kho mặn, kho khô.

     -> Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG TRÚNG PHONG DƯƠNG BẾ (ĐỘT QUỴ)

Tôi làm lâm sàng Trung Y mấy chục năm, phát hiện thấy khá nhiều bệnh nhân trúng phong (tai biến mạch máu não-chú thích của người dịch, BS Lâm Hữu Hòa) lạm dụng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (ACNHH). Kết quả là chỉ có bệnh nhân trúng phong DƯƠNG BẾ chứng mới có công hiệu, còn bệnh nhân trúng phong ÂM BẾ chứng, trúng phong THOÁT chứng, trúng phong KINH LẠC và DI CHỨNG hậu trúng phong thì hầu như hay không có công hiệu, thậm chí còn làm bệnh tình nghiêm trọng hơn hoặc nguy hiểm tới sinh mạng.

 


NGƯU HOÀNG trong ACNHH có tác dụng thanh tâm giải độc, thanh nhiệt trừ phong, thông đàm khai khiếu; SỪNG TÊ có tác dụng định kinh (an thần), lương huyết giải độc (ngày nay vì luật cấm dùng sừng tê nên dược liệu này được thay bằng sừng trâu nước- chú thích của người dịch, BS Lâm Hữu Hòa); XẠ HƯƠNG có khả năng khai khiếu tỉnh thần, thông bế cường tâm; BĂNG PHIẾN tạo hương thơm khai khiếu, thanh nhiệt chỉ thống; UẤT KIM tạo hương thơm trừ uế; HOÀNG LIÊN, HOÀNG CẦM, CHI TỬ có khả năng thanh nhiệt trừ phiền, tiêu hỏa giải độc; HÙNG HOÀNG có khả năng thông đàm giải độc; CHÂU SA, TRÂN CHÂU, VÀNG LÁ có khả năng an thần chấn kinh. Các dược liệu kể trên được phối hợp trong ACNHH có công hiệu đặc thù độc nhất đối với trúng phong DƯƠNG BẾ chứng.


Nhưng trúng phong Trung Y phân thành hai loại: Trúng phong KINH LẠC và trúng phong TẠNG PHỦ. Nói chung, bệnh nhân trúng phong kinh lạc không thay đổi thần chí (tỉnh táo), tức bệnh nhẹ; bệnh nhân trúng phong tạng phủ có thần chí không tinh (nói sảng), tức bệnh nặng. Trúng phong tạng phủ lại chia thành hai loại: Trúng phong BẾ CHỨNG và trúng phong THOÁT CHỨNG. Trúng phong BẾ CHỨNG lại chia ra: Trúng phong DƯƠNG BẾ CHỨNG và trúng phong ÂM BẾ CHỨNG. Những bệnh nhân trúng phong tạng phủ đều có triệu chứng đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, miệng ngậm hàm cắn chặt, hai tay nắm chặt cứng, bí đại tiểu tiện, chi thân co giật. Nhưng dương bế chứng còn có sắc mặt đỏ, thân thể nóng, hơi thở thô, tứ chi động bất an, tâm phiền miệng hôi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trơn, mạch huyền hoạt và nhanh v.v. Còn âm bế chứng có thêm sắc mặt trắng môi tím, nằm yên bất động, tứ chi không ấm, đàm dãi tăng tiết, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm hoạt và chậm. Còn bệnh nhân trúng phong thoát chứng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, mắt nhắm miệng mở, thở yếu nhưng ồn (phát thành tiếng khi thở qua mũi), tay buông chi lạnh, mồ hôi ra không ngừng, đại tiểu tiện không tự chủ, chi liệt mềm, lưỡi liệt, mạch nhỏ yếu hoặc không bắt được. Đến mức chi lạnh mồ hôi ra rất nhiều, đờm dãi ra nhiều, mạch phù đại vô căn hoặc mạch nhỏ yếu không bắt được là thoát chứng nguy hiểm.
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là thuốc cấp cứu của Trung Y. Đối với trúng phong, ACNHH chỉ dùng điều trị TRÚNG PHONG DƯƠNG BẾ CHỨNG.
Ngoài trúng phong dương bế chứng ra, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn còn được dùng trong các chứng nhiệt bế khác. Ví dụ: viêm não Nhật Bản, viêm màng não dịch tễ, bệnh lị nhiễm độc, áp huyết cao, hôn mê gan v.v.  
                                                                                                            Tác giả: Dương Tương Quốc
 -> Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 
-> Đọc thêm: 5 ngộ nhận về an cung ngưu hoàng hoàn

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

5 NGỘ NHẬN VỀ AN CUNG NGƯU HOÀNG

Công dụng chủ yếu của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu (chống co giật và hồi sinh), trong dân gian vẫn phong là “thần dược” cấp cứu trúng phong, không ít gia đình chuẩn bị sẵn một vài viên để thời khắc quan trọng có thể cầu mong công hiệu “khởi tử hồi sinh”. Chính vì vậy, một thời gian dài, mọi người vẫn truyền nhau tác dụng thần kỳ của An Cung Ngưu Hoàng HoànAn Cung Ngưu Hoàng Hoàn được sản xuất trước năm 1993, có lúc trên mạng, giá được đẩy lên đến hơn 5.000.000 VND/1 viên. Nhưng chuyên gia trung y nói rằng, trong dân gian tồn tại nhiều ngộ nhận liên quan đến cách dùng và hiệu quả điều trị của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, cần đặc biệt làm sáng tỏ.



Ngộ nhận 1: Phàm trúng phong (Tai biến mạch máu não) tất dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.
   
      Có người cho rằng, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã là thuốc “chủ trị trúng phong hôn mê”, thế thì khi trong gia đình có người già đột nhiên xuất hiện triệu chứng nói “méo tiếng”, chân tay yếu, tê dại cứ cho người bệnh uống ngay 1 viên rồi đi bệnh viện sau.

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn tuy có tác dụng điều trị trúng phong thời kỳ cấp tính, nhưng vì dược tính hàn lương, cần chú ý biện chứng sử dụng. Những người tố chất tỳ vị hư hàn đặc biệt cần thận trọng khi dùng. Những người bị hôn mê đàm nhiệt có thể uống, những người không rõ đàm nhiệt hoặc tỳ vị hư hàn dùng không phù hợp, nếu dùng có thể làm bệnh tình nặng thêm. Ví dụ: Hai bệnh nhân cùng là trúng phong hôn mê, một người cần dùng thuốc thanh nhiệt hóa đàm, tỉnh thần khai khiếu; nhưng người kia lại phải dùng thuốc ôn hóa đàm thấp, tỉnh thần khai khiếu. Những điều này, không có chuyên môn thì không thể hiểu được, tất cần thầy thuốc Đông Y biện chứng xử lý.

Ngộ nhận 2: Dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để dự phòng bệnh tim mạch.

     An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là thuốc cấp cứu, Đông Y chỉ dùng điều trị chứng cấp tính, chứ không phải là thuốc dự phòng. Người bệnh tim, mạch não, nhất định phải điều trị đúng bệnh. Ví dụ: huyết áp cao thì cần uống thuốc hạ áp; mỡ máu cao cần uống thuốc hạ mỡ máu v.v. Uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để dự phòng, chỉ làm chi phí tăng cao mà tác dụng hạ huyết áp không thể so sánh với các thuốc hạ áp.

      Hơn nữa, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có chứa chu sa và hùng hoàng v.v…có tính độc, không thể uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn quá liều hoặc nhiều ngày. Đặc biệt là những người có công năng gan, thận bất thường không nên dùng để tránh ngộ độc, làm bệnh tình nặng thêm.

      Cũng vì vậy, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn không thể dùng nhiều ngày, khi bệnh nhân hồi tỉnh phải ngừng uống.


Ngộ nhận 3: Di chứng hậu trúng phong cũng uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn

      Sau thời kỳ trúng phong cấp tính, rất nhiều bệnh nhân vẫn có các di chứng với các mức độ khác nhau (nói không lưu loát, bán thân bất toại, méo miệng). Giai đoạn này gọi là thời kỳ di chứng hậu trúng phong. Tính mạng bệnh  nhân lúc này đã cứu được rồi, nhưng khả năng nói ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, lúc này cần sớm tiến hành điều trị phục hồi chức năng.

      Trong thời kỳ hồi phục, người bệnh trúng phong có thể tiến hành các loại phương pháp trị liệu và tập luyện hồi phục chức năng, trong đó có thuốc đông y, massage, châm cứu v.v…Vào lúc này, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn không những vô hiệu, mà với người có thể chất kém còn có thể xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy v.v…

Ngộ nhận 4: An Cung Ngưu Hoàng Hoàn càng được sản xuất từ lâu càng tốt

     Đông dược cũng có hạn dùng, thuốc đông y thành phẩm nói chung có hạn dùng 2-3 năm; hạn dùng dài nhất là 5 năm; thuốc đông y dạng viên thường có hạn dùng 1 năm.

         An Cung Ngưu Hoàng Hoàn thuộc loại đông dược thành phẩm. Xạ hương thiên nhiên và ngưu hoàng trong An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là những loại dược liệu thơm dễ bay mùi, để lâu nhất định ảnh hưởng công hiệu. Trên mạng, cái gọi là ACNHH càng được sản xuất từ lâu càng tốt, giá cao tới mức hơn 5.000.000 VND/1 viên, chỉ là xảo thuật buôn bán mà thôi, không có cơ sở khoa học.

Ngộ nhận 5: Massage cũng dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn

      Massage chủ yếu là thông qua tác động của bàn tay lên các vùng cơ thể, điều hòa sinh lý, tình trạng bệnh lý của cơ thể để đạt được hiệu quả điều trị.

      Dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn như một chất “tinh dầu”, chất “dẫn truyền thần kinh” khi massage, chẳng những lãng phí mà cũng không thu được hiệu quả của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, chỉ làm tăng chi phí của người bệnh. Nói rằng, massage cũng cần dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, thực sự chỉ là thủ pháp của người làm massage lôi kéo mọi người mua thuốc mà thôi.
-> Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ

-> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Cách phòng tránh đột quỵ và đau tim dành cho người bệnh tiểu đường

Bảo vệ trái tim


Nhiều bệnh nhân tiểu đường loại 2 vẫn hay lo ngại bị mất tầm nhìn hoặc phải phẫu thuật cắt cụt, tuy nhiên, nguy cơ mắc các bệnh về tim và não còn đáng lo ngại hơn nhiều.
Khoảng 65% bệnh nhân tiểu đường loại 2 tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ, gấp 2 - 4 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường.
"Khi bị chẩn đoán tiểu đường, ắt hẳn bệnh nhân đã trải qua giai đoạn tiền tiểu đường khoảng 10 năm", theo lời bác sĩ Gerald Bernstein.

"Ngay thời điểm chẩn đoán bệnh tình đó, bệnh nhân đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao. 10 năm sau đó, những triệu chứng bệnh tim sẽ xuất hiện."

Thách thức lớn


"Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn. Những bệnh nhân này không chỉ gặp vấn đề về chuyển hóa đường glucose mà họ còn đụng phải những vấn đề liên quan đến lượng cholesterol, huyết áp và cả cân nặng", theo lời bác sĩ Bernstein, giám đốc chương trình quản lý bệnh tiểu đường của Viện Tiểu đường Gerald J. Friedman thuộc Trung tâm Y tế Beth Israel, thành phố New York, Mỹ.
"Tất cả những bệnh này đều có thể đẩy lùi khi có sức khỏe cường tráng."
Để giúp ngăn ngừa đau tim và đột quỵ, Viện Quốc gia các bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (the National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases) khuyên mọi người hãy làm theo các bước sau:

Kiểm soát lượng đường máu


Hãy uống thuốc theo toa của bác sĩ. Đồng thời, đi xét nghiệm lượng hemoglobin A1C tối thiểu hai lần/năm để đảm bảo lượng đường máu nằm ở mức an toàn.
Xét nghiệm này giúp đo lượng đường glucose có trong tế bào máu. Đây là kết quả của việc kiểm soát lượng đường máu của 3 tháng trước. (Mục tiêu là < 70%).
Một cách khác để xác định lượng đường máu hàng ngày là sử dụng máy đo đường huyết. (Lượng đường ổn định là 90 - 130 mg/dL trước khi ăn và < 180 mg/dL sau khi ăn 1 - 2 giờ).

Tập thể dục 30 phút/ngày


Hãy hình thành thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ nửa giờ mỗi ngày hoặc đi 10 phút sau mỗi bữa ăn. Thay vì đi thang máy hoặc thang cuốn, hãy đi thang bộ. Đậu xe ở cuối bãi và đi bộ đến điểm đến.

Ăn những loại thực phẩm tốt cho tim mạch


Hãy thưởng thức các loại bánh mì, ngũ cốc và rau quả, đồng thời, cắt giảm các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và cả thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất béo trans.

Đo huyết áp thường xuyên

Thường xuyên đo huyết áp. Huyết áp bình thường luôn thấp hơn 130/80.

Giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân


-> Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 
-> Đọc thêm: Điều trị đột quỵ xuất huyết não