Tổng số lượt xem trang

An cung ngưu hoàng hoàn trị bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc chính hãng Đồng nhân Đường Chuyen trị các bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn loại đặc biệt hộp thiếc 1 viên

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

An cung ngưu hoàng hoàn điều trị tai biến mạch máu não

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều trị bệnh đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn chính hãng Đồng Nhân đường, kiểm tra chuẩn mã vạch trên trang Web

Ngưu Thanh Tâm

Ngưu Thanh Tâm Trung Quốc chính hãng

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Đột quỵ do nắng nóng, cách xử trí người bị say nắng,

Tiếp xúc quá lâu với nắng nóng hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến bạn mệt mỏi, khát nước, chóng mặt; nặng hơn là đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, ngất xỉu, hôn mê… thậm chí tử vong.

Vấn đề sức khỏe thường gặp vào mùa nắng nóng là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao, thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Trường hợp nhẹ, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Nặng hơn là đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong.
Những người có nguy cơ cao gồm người già và trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường.
Bộ Y tế khuyến cáo cách xử trí và dự phòng say nắng, say nóng hoặc đột quỵ như sau:

Cách xử trí


Mức độ nhẹ:
- Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió.
- Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.
- Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.
- Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút.
- Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10-15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.
Mức độ nặng:
Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Dự phòng chống say nắng


- Hạn chế ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong thời gian từ 10h đến 16h.
- Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.
- Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày, uống tối thiểu 1,5 -2 lít nước một ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.
- Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến một giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong 15-20 phút.
Người lao động cần chú ý hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính; mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng. Chú ý uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc; uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như oresol đối với người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc; không uống đồ uống có cồn
.
********************************************
>> Công ty CFV bán các loại Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
>> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí
# Giao hàng toàn quốc, nhận hàng mới thanh toán.

>>> Mời các bạn xem thêm các loại thuốc An cung ngưu hoàng hoàn:
Mời các bạn xem thêm:

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Cuộc sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.
Cuộc sống này đang làm “trẻ hóa” bệnh Tai biến mạch máu não, không còn chỉ những cụ ông, cụ bà 50-60 tuổi phải nhập viện, những bệnh nhân trẻ tuổi hơn rất nhiều cũng lần lượt xuất hiện. Số bệnh nhân nội trú vì bệnh Tai biến mạch máu não tăng 1.7 – 2.5% mỗi năm trong 3 năm trở lại đây.



Tai biến mạch máu não vẫn luôn là vấn đề lớn của ngành Thần kinh học Việt Nam do số lượng tử vong do bệnh này luôn ở mức cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não để cùng phòng và tránh.
1. Tai biến mạch não là gì?
Tai biến mạch não hay đột quỵ (stroke) là bệnh lý có các biểu hiện: Rối loạn về chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nữa người, nói đớ, nuốt bị sặc… xuất hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạn chức năng này thường tồn tại quá 24 giờ.
Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn thương sọ não.
Thuật ngữ tai biến mạch máu não theo chuyên môn dùng chỉ các bệnh mạch máu não như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra. Ở vùng não bị thiếu máu, chảy máu tế bào thần kinh bị thương tổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, mất nói, ỉa đái không tự chủ,v.v…
Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó khoảng 1000 người chết. Số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất cao, với những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội trong sinh sống, chăm nom, chữa trị. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.
2. Diễn biến của tai biến mạch máu não
1. Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay coi là yếu tố nguy hiểm, không phải là tai biến mạch máu não thực sự.
2. Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt gọi là thiếu máu não có hồi phục.
3. Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
4. Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
5. Tử vong.


3. Phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạchmáu não

Mục tiêu: chống teo cơ và cứng khớp giúp tăng phần nào sức cơ.
- Trong trường hợp liệt nặng hoàn toàn nên tập thụ động tại giường. Tập tất cả các khớp từ khớp ở ngón tay, ngón chân đến các khớp lớn như khớp vai, khớp háng. Tập mỗi lần 15 – 30 phút ngày 2-3 lần.
- Trong trường hợp liệt bán phần người bệnh còn cử động được nhưng khó khăn thì cần tập trợ giúp nghĩa là cho người bệnh tập bình thường khi thấy động tác nào khó khăn thì giúp cho người bệnh cử động hết tầm hoạt động của khớp.
- Còn nếu liệt nhẹ người bệnh còn tự sinh hoạt được có thể tự tập luyện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

********************************************
>> Công ty CFV bán các loại Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
>> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 
# Giao hàng toàn quốc, nhận hàng mới thanh toán.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

6 triệu chứng đột quỵ tai biến mạch máu não nên cảnh giác

Một số trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não tưởng nhầm bị trúng gió và cạo gió cho bệnh nhân gây tử vong. Chính vì vậy việc hiểu biết về các triệu chứng tai biến mạch máu não có thể giúp người nhà có cách xử lý kịp thời và tránh những hậu quả không đáng có do thiếu hiểu biết.

Triệu chứng tai biến mạch máu não thường thấy

Diễn biến của bệnh tai biến mạch máu não thường rất bất ngờ và làm người bệnh không có khả năng phòng tránh. Tuy nhiên, nếu bị một số triệu chứng sau, bệnh nhân và người nhà nên chú ý vì đó có thể là một trong những triệu chứng tai biến mạch máu não dù nhẹ hay nặng.

1. Đau đầu dữ dội


Triệu chứng đau đầu dữ dội của bệnh nhân tai biến

Do mạch máu đưa máu lên nuôi não đột ngột bị ngừng do tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu nên máu không được đưa lên để nuôi não chính vì vậy ở bệnh nhân tai biến mạch máu não thường có hiện tượng đau đầu dữ dội và đột ngột.

2. Chóng mặt, ù tai và choáng váng



Triệu chứng tai biến mạch máu não này cũng do não không được nuôi dưỡng và đột ngột không có khả năng điều khiển như bình thường .Vì vậy, một trong những triệu chứng của tai biến mạch máu não là gây chóng mặt, ù tai, một số trường hợp có thể gây yếu một bên chân và bệnh nhân đứng không vững.

3.  Cầm nắm khó khăn


Khó khăn trong cầm nắm

Hiện tượng này cũng do máu lên não bị hạn chế, vì vậy não không có khả năng điều khiển tay chân như bình thường. Lúc này, bệnh nhân khó khăn trong việc cầm nắm, nhặt, điều khiển vật dụng. Một số trường hợp tay chân run không đứng vững, rất nguy hiểm khi điều khiển xe.

4. Rối loạn ngôn ngữ

Triệu chứng tai biến mạch máu não này thông thường là bệnh nhân đột ngột bị rối  loạn ngôn ngữ tạm thời như nói ngọng, nói lắp. Điều này có thể chỉ diễn ra trong vài phút hoặc có khi vài giờ trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra và làm bệnh nhân không còn khả năng sử dụng ngôn ngữ nữa.

5. Bệnh nhân có cảm giác tê, cảm giác như bị kim châm, kiến đốt


Tê chân như bị kim đâm kiến đốt

Khi  não của bệnh nhân bị ảnh hưởng do máu không đưa dinh dưỡng lên nuôi não, làm tay chân bệnh nhân có cảm giác tê, đôi khi là mất cảm giác đau ở chân tay thậm chí ở một nửa người.

6. Rối loạn trí thức

Biểu hiện thông thường là bệnh nhân đột ngột bị mất định hướng, quên, không nghe rõ trong một thời gian khá ngắn.
Thông thường thì tai biến mạch máu não nhẹ không gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân, tuy nhiên nếu không được đưa tới cơ sở y tế để được khắc phục kịp thời thì những triệu chứng tai biến mạch máu não trên  bệnh có thể nặng hơn gây liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn đại tiểu tiện ở bệnh nhân... Chính vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên nếu có những triệu chứng trên cần tới ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Chú ý trong chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tránh biến chứng
Từ những triệu chứng tai biến mạch máu não trên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tránh được những biến chứng nặng nề, tuy nhiên người nhà nên chú ý trong cách chăm sóc để những biến chứng trên không có cơ hội tái phát.

1. Chăm sóc trong cách ăn uống

Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường có liên quan tới một số bệnh như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao... vì vậy người nhà nên chú ý cho về chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân.

2. Chế độ tập luyện


Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tai biến mạch máu não

Chế độ tập luyện cũng rất quan trọng, nó giúp điều hòa khí huyết, tiêu hao lượng mỡ thừa có trong máu, giúp bệnh nhân có cuộc sống thoải mái hơn. Tuy nhiên với bệnh nhân đã có triệu chứng tai biến mạch máu não nên chọn cho mình một chế độ tập luyện vừa phải, tránh vận động quá sức kết hợp chế độ ăn hợp lý.
>> Công ty CFV bán các loại Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
>> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 
-> Đọc thêm: Ghép tế bào gốc có điều trị đột quỵ não được không

Ghép tế bào gốc có điều trị đột quỵ não được không?

Câu hỏi:

Tôi năm nay ngoài 60 tuổi, bị tai biến đứt mạch máu não liệt nửa người bên phải đã 8 năm nay. Tôi có thể ghép tế bào gốc để phục hồi hoàn toàn được không ?  
Hiện do rèn luyện và chữa trị, tôi cũng cơ bản tự vận động được toàn bộ sinh hoạt của bản thân nhưng đi lại vẫn còn khó khăn,viết lách nguệch ngoạc chậm chạp.
Vậy tôi có thể ghép tế bào gốc không? Làm ở đâu và chi phí ra sao? Có thể phục hồi hoàn toàn không? Tôi đã về hưu và có lương hưu hàng tháng gần 4 triệu đồng, có thể chữa trị được không? Tôi xin chân thành cám ơn.
Ghép tế bào gốc điều trị đột quỵ não

Trả lời:

Phương pháp ghép tế bào gốc hiện nay có thể ứng dụng cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân sau khi ghép đã có cơ hội phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên kết quả phục hồi lại phụ thuộc vào mức độ tổn thương của não và thời gian sau khi bị tổn thương. Càng để lâu, cơ hội phục hồi sẽ càng ít hơn.
Trường hợp của bác, tình trạng bệnh đã khá lâu (sau 8 năm). Bác nên đến cơ sở có điều trị ghép tế bào gốc để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể. Chi phí mỗi lần ghép tế bào gốc hiện nay khoảng 100 triệu đồng, cần khoảng 1-2 lần ghép để điều trị.
Hiện nay đã có nhiều cơ sở nghiên cứu ghép tế bào gốc để điều trị bệnh như Học viện Quân y 1-3, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Vinmec...

>> Công ty CFV bán Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
>> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Huyết áp thấp gây đột quỵ, tai biến mạch não như thế nào?

Nhiều người tưởng rằng chỉ tăng huyết áp mới gây tai biến mạch máu não, nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này.

Nhiều người tưởng rằng chỉ tăng huyết áp mới gây tai biến mạch máu não, nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này. Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp như chế độ dinh dưỡng, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm các chức năng, cũng có thể do yếu tố di truyền và nhiều nguyên nhân hiện chưa được biết đến.
Những người có hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường chủ quan, cho rằng do thay đổi thời tiết, do gặp lạnh, áp lực công việc, stress... Tuy nhiên, đây là những triệu chứng đặc trưng của bệnh huyết áp thấp mà một số người thường bỏ qua.

Huyết áp thấp là gì?

Với người bình thường, trị số huyết áp thường là 120/80mmHg (đây là trị số giữa huyết áp tâm thu/tâm trương). Nếu trị số huyết áp dưới 100/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu một người khỏe mạnh bình thường đo huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị bởi nó không phải là bệnh.
Tuy nhiên, nếu được bác sĩ chuyên khoa xác định mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần được theo dõi và điều trị. Đối với những người già, người có bệnh mạn tính nếu đo huyết áp ở mức thấp nên được quan tâm điều trị, bởi điều này có thể gây nguy hiểm do máu không đến đủ tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.
Nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp là khi huyết áp giảm đột ngột, não bị thiếu một nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến chóng mặt, đầu óc lâng lâng. Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng, huyết áp thay đổi, đây là một loại huyết áp thấp thường được biết đến là hạ huyết áp tư thế.
Hay huyết áp thấp do trung gian, đó là khi một người phải đứng quá lâu dẫn đến hạ huyết áp. Theo ước tính, có khoảng 10-20% những người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh huyết áp tư thế. Đó là do sự hư hại của hệ tim mạch, hệ thần kinh chịu trách nhiệm giúp cơ thể thích ứng với những sự thay đổi đột ngột.
Ngoài ra, huyết áp thấp thường xuất hiện khi người bệnh bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, rối loạn tiền mãn kinh. Biểu hiện càng rõ ràng khi thay đổi tư thế đột ngột.

Những ai dễ bị huyết áp thấp?

Phụ nữ mang thai. Người mắc bệnh nội tiết như suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường. Do thuốc, một số loại thuốc gây hạ huyết áp như thuốc trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Do rối loạn nhịp tim. Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng gây hạ huyết áp. Người mắc bệnh gan.

Hậu quả do huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì tăng huyết áp. Thông thường, người dân thường chủ quan và chưa có hiểu biết đúng về căn bệnh huyết áp thấp. Nhiều người nghĩ rằng, những triệu chứng này là do ăn uống không tốt, thể trạng yếu... mà không coi đó là bệnh và chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi.
Nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp là liên quan đến tim mạch thì lại ít người biết đến như các bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực... Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu, do chất dinh dưỡng và oxy không thể đến được các bộ phận đó gây tổn thương. Nặng nhất với các trường hợp tụt huyết áp có thể gây sốc, nhất là với những người khi đang làm công việc ở ngoài trời nắng, trên cao hoặc đang lái xe... sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%. Hiện nay, sự hiểu biết của bệnh nhân về huyết áp thấp còn rất ít. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.

Phòng ngừa thế nào?

Huyết áp thấp sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng không phải ai cũng nhận thức được vấn đề này để có những biện pháp dự phòng và điều trị dứt điểm. Người bệnh cần ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa) với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp. Uống thêm cà phê, nước chè xanh đặc với bánh quy hay 1-2 miếng bánh mỳ với bơ hoặc pho mát cũng rất có lợi cho việc nâng huyết áp và sức khỏe.
Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là những thực phẩm gây hạ huyết áp. Theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh không nên chủ quan, coi thường các dấu hiệu bất thường của sức khỏe để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp thấp gây ra. Ngay khi bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng..., bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng ngừa tai biến khi bị huyết áp thấp, người bệnh không nên thức khuya, giữ ấm khi ngủ, không ra ngoài trời nắng gắt, muốn thay đổi tư thế cần vận động từng bước một, không trèo cao, duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, khi ngủ cần gối thấp. Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên cần theo dõi huyết áp thường xuyên bởi họ rất dễ có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp thành tăng huyết áp.

>> Công ty CFV bán các loại Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
>> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí 
# Giao hàng toàn quốc, nhận hàng mới thanh toán.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Nguyên nhân đột quỵ não và cách phòng tránh

Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc sơ cấp cứu.


Hiện nay việc điều trị ngày càng có nhiều tiến bộ, điều này giúp giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân nhưng mức độ tàn phế vẫn còn là một thách thức và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, hậu quả là tế bào não bị chết do thiếu oxy. Có hai hình thái đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

1. Nguyên nhân đột quỵ

Nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu não cục bộ thường do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não.
Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ dẫn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối.
Nguyên nhân thường gặp là cơn cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.

2. Diễn biến của đột quỵ

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ
·      Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê
·      Gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác
·      Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể
·      Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt
·      Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn
Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu tiên.

3. Điều trị đột quỵ

Ngay khi vào viện bệnh nhân cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm huyết học, ghi điện tim và đặc biệt là chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương. Điều này có tính quyết định đối với thái độ điều trị.
Hãy ăn nhiều rau và hoa quả để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giảm cholesterol trong máu
- Nguyên tắc điều trị:
·      An thần, thở máy.
·      Cung cấp đủ oxy cho não.
·      Chống phù não.
·      Chống tăng huyết áp.
·      Thuốc có tác dụng làm tiêu cục máu đông.
·      Kiểm soát tình trạng đông máu của bệnh nhân.
·      Nuôi dưỡng tốt.
·      Chống loét.
·      Chống nhiễm trùng.

4. Sơ cấp cứu đột quỵ

- Tai biến mạch máu não là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu. Trong khi chờ xe cấp cứu, người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán thìa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
- Tất cả các bệnh nhân cần được theo dõi ở khu săn sóc tích cực có sẵn các phương tiện hồi sức cấp cứu.

5. Phòng tránh đột quỵ

Các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới chính là hậu quả của sự thiếu chăm sóc bản thân ngay từ thời thanh niên và phần lớn đều có thể phòng ngừa.
- Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:
·      Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.
·      Điều trị rối loạn nhịp tim.
·      Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.
·      Phát hiện và điều trị tiểu đường.
·      Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.
·      Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.
·      Thường xuyên vận động và tập luyện.
- Ngoài ra cần chú ý:
·      Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, đặc biệt với người cao huyết áp.
·      Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ
·      Tránh táo bón, đặc biệt với người già.
·      Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.

>>> Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
>>> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944362266 để được tư vấn miễn phí