Người già là ăn Tết, người trẻ là chơi Tết, một
chàng rể Tây nhập gia tùy tục: “Tết là cơ hội để đến tạ ơn những người đã sinh
thành ra ta”.
Với những người lớp trước và trong vô vàn ký ức và
hoài niệm, Tết về trong dáng những người phụ nữ tảo tần “tay xách nách mang”
nào nấm hương, mộc nhĩ, măng khô, bóng bì… chuẩn bị mâm cỗ Tết một cách trang
trọng, thiêng liêng để chờ phút thắp hương khấn ông bà, ấm áp sum họp cuối năm
của cả nhà.
Còn nếu nhìn bằng con mắt “bên ngoài” của một người
ngoại quốc đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình thì sao? Ông Wayne
Sjothun, 51 tuổi ở Việt Nam từ năm 1995 nói với tôi: “Ở các gia đình khác tôi
không rõ, nhưng gia đình nhà vợ tôi luôn dành ngày cuối năm và đầu năm cho giá
trị truyền thống sum vầy và ai cũng vui mỗi khi gặp gỡ. Mọi người cùng làm cỗ,
chia sẻ thông tin về hạnh phúc đã có được trong năm và những khó khăn chưa được
giải quyết được. Tôi thích truyền thống này của gia đình vợ tôi và năm nào tôi
cũng chụp ảnh đại gia đình mấy chục người. Mỗi khi xem lại các tấm ảnh tôi rất
vui, có người luôn đứng ở vị trí này, còn trẻ con thì lớn rất nhanh…
Tôi nghĩ người lớn tôn trọng và cố gắng để duy trì
thì thế hệ trẻ sẽ theo chúng ta như những gì đã có mà không phải giáo dục gì
cả. Tôi luôn quan niệm Tết là cơ hội để các thành viên trong gia đình đóng góp
phần nhỏ bé của mình, hoặc làm thiệp chúc mừng, hoặc gói bánh chưng, hoặc mua
quất, làm mứt, làm bánh để khoe với các thành viên khác trong gia đình, cũng là
cơ hội để các con trang trí nhà đẹp hơn, chuẩn bị cho năm mới. Tết luôn là cơ
hội để nghỉ ngơi thăm họ hàng và chúc tụng nhau. Có năm chúng tôi đi công tác
vào dịp trước Tết nhưng tôi phải cố gắng hết sức để về vào đúng lúc gia đình
gặp nhau ngày mùng Một đầu năm. Nụ cười rạng rỡ của các thành viên đã khích lệ
tôi và để tôi luôn tôn trọng ngày lễ sum vầy đầm ấm này của các bạn. Những dịp
lễ chính trong năm như lễ Tạ ơn, Giáng sinh đều dành cho gia đình, nhưng
lễ mừng năm mới thì lại không có chút gì dành cho gia đình cả. Tôi cho đó là sự
khác biệt rất lớn giữa Tết và năm mới theo kiểu Canada”.
Chỉ cách đây hơn thập kỷ, Tết là dịp ăn ngon mặc
đẹp đi thăm viếng chúc tụng. Thời khó khăn thiếu thốn cái gì cũng phải tự tay
chuẩn bị chứ đâu có phải chạy ra siêu thị chất đầy xe đẩy như bây giờ. Niềm vui
giản dị là nhà nào cũng có món lạ hơn nhà khác, và đến nhà ai dù đúng bữa hay
không cũng phải nâng ly, nhắm vài đặc sản “home made”. Tết lúc ấy là chuỗi hội
hè miên man, kể có vui nhưng mà cũng mệt. Giờ thì từ khoanh giò thủ, dưa kiệu
muối đến cả cá kho, cái gì cũng có sẵn, mà sẵn có quanh năm. Thành thử ra những
món vốn chỉ có trong ba ngày Tết giờ thèm lúc nào là cũng có thể mua ăn ngay.
Thế nên chuyện lúi húi rửa lá dong đãi đỗ gói bánh lụi cụi làm mứt cả tháng
trước Tết… hầu như chỉ còn trong những câu chuyện kể.
Và có lẽ, cách người ta nghĩ về Tết cũng khác xưa.
Tết không còn là những ngày bận rộn mà đã trở thành một cơ hội để sống chậm.
“Khoảng mươi năm trở lại đây, Tết cổ truyền với tôi là một kỳ nghỉ, tôi luôn
chờ đợi nó” – Nhạc sĩ Đỗ Bảo chia sẻ – “Trong một kỳ nghỉ, tôi có thể làm những
điều không cấp bách nhưng lại rất cần thiết mà suốt năm tôi khó làm được một
cách đúng như tôi muốn như ngồi chơi thật lâu với bố mẹ tôi, theo vợ đi lễ chùa,
cho con cái đi chơi cái này cái kia”.
Khi được hỏi về việc chơi Tết, anh cho biết: “ Nghỉ
Tết cũng là dịp tôi có thể cho mình tạm thời nghỉ ngơi dài hơi một chút để đưa
cả gia đình đi chơi xa. Mở rộng thế giới quan cho bọn trẻ…”. Và thế là Tết cũng
trở thành dịp nghỉ ngơi, du lịch khám phá không chỉ cho những người trẻ chưa
lập gia đình mà cả những gia đình trẻ. Giao thừa đón năm mới, họ vẫn ở nhà thế
bắt đầu từ Mùng 2, Mùng 3 Tết nhiều người đã bắt đầu lên đường du Xuân.
->
Cung cấp thuốc An cung ngưu hoàng hoàn điều hòa huyết áp chữa đột quỵ
-> Liên hệ: 024.85886151 - 0986 122 292 - 0944 36 22 66 để
được tư vấn miễn phí
# Giao hàng toàn quốc, nhận hàng mới thanh toán.
Mời các bạn xem
thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét